Phát triển du lịch tại làng nghề truyền thống bánh tráng và bún số 8 Tam Quan Nam
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát triển du lịch tại làng nghề truyền thống bánh tráng và bún số 8 Tam Quan Nam

Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn được công nhận theo Quyết định số 3140/QĐ-UBND ngày 03/8/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định. Phường Tam Quan Nam có 95 hộ tham gia sản xuất bún, bánh các loại.

Năm 2024, UBND phường Tam Quan Nam ban hành Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 25/4/2024 về việc phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 phường Tam Quan Nam đến năm 2025. UBND thị xã Hoài Nhơn đang lập hồ sơ trình xin phê duyệt Đề án phát triển làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, Tam Quan Nam. Thị xã Hoài Nhơn tổ chức cho lãnh đạo phường, đại diện hộ gia đình học tập mô hình phát triển du lịch làng nghề tại Quảng Nam. Phối hợp Sở Du lịch tỉnh lắp đặt 02 biển chỉ dẫn đến làng nghề.

UBND phường Tam Quan Nam bố trí 100 thùng thu gom rác thải sinh hoạt trên các tuyến đường làng nghề. Các cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã Hoài Nhơn, phường Tam Quan Nam hết sức quan tâm đến công tác phát triển du lịch trên địa bàn thị xã nói chung, phát triển du lịch làng nghề nói riêng. Thị xã có sự chỉ đạo sâu sát đối với các phòng, ban, ngành, UBND phường Tam Quan Nam triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển làng nghề. Công tác phát triển du lịch tại làng nghề bánh tráng và bún số 8 Tam Quan Nam có những chuyển biến bước đầu, góp phần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, thương mại, du lịch.

Các thành phần kinh tế, hộ gia đình, cá nhân có sự quan tâm xây dựng môi trường du lịch, ứng xử văn minh, xây dựng hình ảnh đẹp làng nghề.

 

Tuy nhiên, địa phương cũng có những khó khăn đó là: Hạ tầng giao thông làng nghề phục vụ du lịch chưa hoàn thiện, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch, nhất là cơ sở lưu trú còn thiếu và yếu. Bao bì, các sản phẩm làng nghề phục vụ quà tặng, lưu niệm chưa đa dạng, phong phú.

Nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới:

- Vận động, khuyến khích hộ gia đình, cơ sở làng nghề trên các tuyến đường dự kiến đưa khách du lịch tham quan, xây dựng về hình ảnh nhận diện làng nghề.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân trong làng nghề chỉnh trang khuôn viên nhà ở, giữ gìn vệ sinh, trồng hoa, trồng cây xanh đảm bảo sáng, xanh, sạch, đẹp. Xây dựng quầy trưng bày sản phẩm đặc trưng, bảo tồn, lưu giữ các vật dụng, công cụ chế biến sản phẩm truyền thống, cải tạo sắp xếp lại sản xuất của các hộ sản xuất trong làng nghề trở thành điểm tham quan trình diễn, trải nghiệm của khách du lịch. Thành lập các Tổ hướng dẫn cho cơ sở quy hoạch lại vị trí phơi sản phẩm bánh tráng, bún số 8 đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Vận động các hộ sản xuất trong làng nghề chỉnh trang lại vị trí phơi, nơi sản xuất bánh tráng, bún số 8 thuộc làng nghề đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Thống nhất chọn cách trang trí, bố trí chung của làng nghề đảm bảo khoa học, thuận tiện cho sản xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh, an toàn lao động, tạo mỹ quan chung của làng nghề. Xây dựng các chương trình du lịch để khách ở lại trong làng và giao lưu tìm hiểu với người dân địa phương. Phát triển làng nghề gắn với điểm đến trên địa bàn thị xã và các tuyến du lịch trong định hướng phát triển du lịch của tỉnh và khu vực phía Bắc Tỉnh.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Xem thêm chủ đề

Nội dung đang cập nhật...